Cái khó của việc "đi bụi" ở Bắc Kạn là các địa danh, thắng cảnh nằm khá xa nhau, khiến số ngày lưu lại nhiều hơn, kế hoạch cũng dài hơi hơn.
Phương tiện đi lại
Bắc Kạn cách Hà Nội 180km và cách Sài Gòn khoảng 1.800km.
Có 3 hướng chính để đến Bắc Kạn, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ miền Trung, ba là từ miền Nam. Song do quá trình di chuyển phức tạp, nên du khách miền Trung hay miền Nam thường dùng Hà Nội làm điểm trung chuyển. Vì thế, có thể tính như 2 hướng là các tỉnh phía Bắc và từ Hà Nội.
Đi bằng xe đò (xe khách)
Từ Hà Nội – Bắc Kạn có thể đi từ bến Lương Yên hoặc Mỹ Đình. Bạn nên liên lạc trước với xe hay bến xe để đến đúng giờ.
Có 3 hướng chính để đến Bắc Kạn, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ miền Trung, ba là từ miền Nam. Song do quá trình di chuyển phức tạp, nên du khách miền Trung hay miền Nam thường dùng Hà Nội làm điểm trung chuyển. Vì thế, có thể tính như 2 hướng là các tỉnh phía Bắc và từ Hà Nội.
Đi bằng xe đò (xe khách)
Từ Hà Nội – Bắc Kạn có thể đi từ bến Lương Yên hoặc Mỹ Đình. Bạn nên liên lạc trước với xe hay bến xe để đến đúng giờ.
Danh sách các hãng xe xem tại đây
Đi bằng xe máy hay ô tô cá nhân
Từ Hà Nội - Bắc Kạn đi theo đường số 3 qua Thái Nguyên lên Bắc Kạn mất khoảng 4 - 6 tiếng. Nếu thích ngắm biển, có thể di chuyển theo hướng từ cầu Thăng Long qua điểm soát vé đường cao tốc Bắc Thăng Long (khoảng 100m) rẽ tay phải lên đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh, đến thị trấn Đông Anh, sau đó rẽ trái đi Sóc Sơn. Cung đường này rất đẹp nhưng phải chú ý bảng hướng dẫn, nếu không bạn sẽ bị lạc.
Đường Hà Nội - Bắc Kạn khá nhỏ, xấu. Di chuyển bằng xe máy thuận tiện hơn, riêng xe con thì phải từ loại 2 cầu trở lên.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân cần mang theo đầy đủ giấy tờ, cũng như tuân theo đầy đủ các yêu cầu về vận chuyển đường bộ. Đặc biệt, không chỉ cung đường từ Hà Nội - Bắc Kạn, mà trong lúc di chuyển giữa các địa danh, thắng cảnh cũng cần lưu ý xăng, xe, thức ăn và nước uống.
Từ Hà Nội - Bắc Kạn đi theo đường số 3 qua Thái Nguyên lên Bắc Kạn mất khoảng 4 - 6 tiếng. Nếu thích ngắm biển, có thể di chuyển theo hướng từ cầu Thăng Long qua điểm soát vé đường cao tốc Bắc Thăng Long (khoảng 100m) rẽ tay phải lên đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh, đến thị trấn Đông Anh, sau đó rẽ trái đi Sóc Sơn. Cung đường này rất đẹp nhưng phải chú ý bảng hướng dẫn, nếu không bạn sẽ bị lạc.
Đường Hà Nội - Bắc Kạn khá nhỏ, xấu. Di chuyển bằng xe máy thuận tiện hơn, riêng xe con thì phải từ loại 2 cầu trở lên.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân cần mang theo đầy đủ giấy tờ, cũng như tuân theo đầy đủ các yêu cầu về vận chuyển đường bộ. Đặc biệt, không chỉ cung đường từ Hà Nội - Bắc Kạn, mà trong lúc di chuyển giữa các địa danh, thắng cảnh cũng cần lưu ý xăng, xe, thức ăn và nước uống.
Động Puông huyền ảo.
Nên đến vào mùa nào?
Có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng nếu đến vào tháng 8 – tháng 10, bạn nên mang theo dụng cụ đi mưa, đây cũng là thời điểm để bạn có cơ hội thưởng thức đặc sản quýt Quang Thái. Ngoài ra vào rằm tháng giêng, có lễ hội tại hồ Ba Bể.
Nhà nghỉ, khách sạn
Nhà nghỉ, khách tại Bắc Kạn có giá từ 80.000 – 300.000 đồng, riêng Bắc Kạn Hotel 3 sao tọa lạc ngay trung tâm thị xã, cách bến xe khoảng 40m, có giá từ 220.000 đồng.
(Mã vùng: 84-281)
Khách sạn Núi Hoa Bắc Kạn *** Số 5, ngõ 9, đường Trường Chinh, thị xã Bắc Kạn Tel: 388 0789 Số phòng: 50 | Khách sạn Bắc Kạn *** Tổ 8B, P. Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn Tel: 387 3796 Fax: 387 3501 Số phòng: 86 |
Khách sạn Anh Thư Bắc Kạn ** Tổ 11c, P. Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn Tel: 625 9999/ 625 6666 Số phòng: 71 | Khách sạn Phja Bjooc ** Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể Tel: 387 6250 Fax: 387 6257 Số phòng: 15 |
Khách sạn Hương Sơn ** Phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn Tel: 387 0375 Fax: 387 1428 Số phòng : 40 | Nhà khách vường quốc gia Ba Bể Vườn Quốc gia Ba Bể, xã Nam Mâu, huyện Ba Bể Tel: 389 4014 Fax: 389 4026 Số phòng: 25 |
Nhà nghỉ Thanh Thanh Đường Thành Công, P. Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn Tel: 387 0100 Số phòng: 15 |
Động Nàng Tiên quyến rũ.
Mua sắm, ăn uống
Các món không nên bỏ qua khi đến đây là giò heo hầm, tôm chua Ba Bể, bánh gio, bánh Coóc Mò, khâu nhục, rượu ngô Bó Nặm, cá nướng Ba Bể...
Danh sách các Nhà Hàng
1.Nhà hàng khách sạn Hương Sơn
Địa chỉ: Thị Trấn Bắc Kạn
Tel: (0281) 3870 375
2.Nhà hàng Thanh Mai-Boong Hây
Địa chỉ: Tổ 11A, Phường Đức Xuân, Thị Xã Bắc Kạn
Tel: (0281) 3810 868
3.Nhà hàng Tám Cương
Địa chỉ: Tổ 1, phường Sông Cầu, Thị Xã Bắc Kạn
Tel: (0281) 3871 288
4.Nhà hàng Lá Cọ
Địa chỉ: Tổ 5, phường Phùng Chí Kiên, Thị Xã Bắc Kạn
Tel: (0281) 3 873 604
5.Nhà hàng Thúy Toàn
Địa chỉ: Nam Đội Thân, xã Nông Thượng, Thị Xã Bắc Kạn
Tel: 0281 3 871 078
6.Nhà hàng Sơn Nữ
Địa chỉ: Tổ 1, phường Sông Cầu, Thị Xã Bắc Kạn
Tel: 0281 3 879 879
7.Nhà hàng Minh Ngọc
Địa chỉ: Phố Ngã ba, thị trấn Phủ Thông, Huyện Bạch Thông
Tel: 0281 3 850 800
8.Nhà hàng Hoa Lê
Địa chỉ: Khu I, xã Vân Tùng, Huyện Ngân Sơn
Tel: 0281 3 874 018
9.Nhà hàng Nga Đĩnh
Địa chỉ: Xã Bộc Bố, Huyện Pác Nặm
Tel: 01246 808 019
10.Nhà hàng Tiến Tấm
Địa chỉ: Xã Bộc Bố, Huyện Pác Nặm
Tel: 0977 594 496
11.Nhà hàng Vườn Quốc gia Ba Bể
Địa chỉ: Vườn Quốc gia Ba Bể, Huyện Ba Bể
Tel: 0281 3 894 569
12.Nhà hàng Thanh Thủy
Địa chỉ: Huyện Ba Bể
Tel: 0281 3 894 075
13.Nhà hàng Miên Thúy
Địa chỉ: Ngã ba, thị trấn Chợ Rã, Huyện Ba Bể
Tel: 0281 3 876 184
14.Nhà khách huyện Na Rỳ
Địa chỉ: Pò Đồn, xã Lương Hạ, Huyện Na Rỳ
Tel: 0281 3 884 600
15.Nhà hàng Long Duyên
Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợ Mười
Tel: 0281 3 864 159
16.Nhà hàng Phong Sơn
Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợ Mười
Tel: 0281 3 864 727
17.Nhà hàng Thủy Mộc
Địa chỉ: Chân dốc 9 - Vân Tùng - Ngân Sơn - Bắc Cạn
Tel: 0281 3874 529 - 0972 496 322
Ngoài ra nơi đây còn có một loại quýt nổi tiếng của vùng đất này mà chỉ người dân địa phương hay các phượt thủ mới biết, đó là quýt Quang Thuận. Lý do là loại quýt này có số lượng rất ít, hiếm nên chỉ dùng để biếu hay bán cho người đi ngang qua.
Ngoài các món chỉ có thể ăn tại chỗ, các món còn lại đều có thể mua về làm quà biếu bạn bè, người thân.
Tôm chua hay cá nướng Ba Bể thơm ngon, đậm đà.
Các điểm tham quan tại Bắc Kạn
* Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.
* Căn cứ địa cách mạng-ATK Chợ Đồn: một trong những khu căn cứ của Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng Sản trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động Nả Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
Đi đâu? Vườn quốc gia Ba Bể
Con đường bộ từ Hà Nội đi Bắc Kạn vượt qua những triền đồi thoai thoải làm tốc độ di chuyển của chúng tôi có phần nhanh hơn. Hai bên đường rất nhiều bà con dân tộc Tày làm rẫy làm ruộng. Thỉnh thoảng chúng tôi đi qua những làng làm nghề đúc rèn dao, rựa, kiếm các loại dùng để đi rừng, phá rẫy và cày bừa của người dân tộc Tày.
Khu hồ Ba Bể còn có một vùng cỏ bằng phẳng rộng lớn bên bờ hồ nơi mà người dân địa phương thường tổ chức giao lưu các dân tộc hàng năm từ mùng 8 đến 11 tháng Giêng âm lịch sau Tết Nguyên đán. Những ngày này có hội chọi bò, chọi trâu,... các trò chơi dân gian, múa hát của các dân tộc và người Kinh trong vùng.
Khu vực này có tổ chức homestay cho khách du lịch nghỉ với dân. Có rất nhiều nhà dân làm dịch vụ này. Đa số các nhà đều được xây dựng bằng gỗ, có lầu dùng cho du khách nghỉ ngơi.
Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản Asean vào cuối năm 2004. Hồ Ba Bể có cảnh quan địa chất độc đáo và đa dạng sinh học.Vườn quốc gia hồ Ba Bể được công nhận là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Đến du lich hồ Ba Bể, du khách sẽ thỏa thích đắm mình trong ao Tiên, chèo xuồng kayak, khám phá hang động, thưởng ngoạn suối thác, ăn rau rừng, cá suối, gà đồi,...
Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.
Thị trấn Yến Lạc nằm gọn trong một một thung lũng bốn bề bao bọc bởi những dãy núi cao. Nơi đây bốn mùa khí hậu ôn hòa. Dòng sông Bắc Giang tự ngàn xưa vẫn hiền hòa tuôn chảy tô điểm thêm cho nét đẹp yên bình của thị trấn vùng cao này.
Từ thị trấn Yến Lạc đi chừng 5km sẽ đến núi Phja Trạng (núi đá voi). Dưới chân núi, cách bờ một con suối mang tên Khuổi Hai (suối trăng) khoảng 150m có một khu động đá tự nhiên với vẻ đẹp kì thú, đầy huyền bí - động Nàng Tiên. Động Nàng Tiên ăn sâu vào lòng núi khoảng 60m, có độ cao từ 30 - 50m. Bước vào trong động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nét đẹp đầy hấp dẫn của tự nhiên.
Động Nàng Tiên - Thắng cảnh thiên nhiên kì thú của huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn đã được người xưa thêu dệt nên những truyền thuyết đầy li kì, thần bí và hấp dẫn như thế. Người dân vùng cao Na Rỳ, Bắc Kạn tự hào và gắn bó biết bao với thắng cảnh tuyệt vời mà tạo hóa đã dành cho quê hương mình.
Năm 1999, động Nàng Tiên đã được bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Hãy một lần đến với vùng cao Na Rỳ Bắc Kạn, đến thăm động Nàng Tiên với vẻ đẹp đầy huyền bí để thưởng thức trọn vẹn kiệt tác của tự nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Động Hua Mạ (Bắc Kạn) - Vẻ đẹp hoang sơ và kỳ bí
Nằm cách hồ Ba Bể khoảng 6 km về phía Nam có một sơn động nổi tiếng, đó là động Hua Mạ hay còn gọi là “Động Treo”. Một hang lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí.
Được gọi là Động Treo bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt nước biển là 350m, có chiều dài hơn 700m, trần động có chỗ rộng và cao tới 40 – 50m, động có cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam. Cửa động trông xuống một vùng nước non xanh biếc.
Người xưa đặt tên và ghi nhận sự kỳ vỹ của sơn động bằng dòng chữ cổ ngay trên vách đá bên trái “Hua Mạ kỳ quan đệ nhất động”. Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau. Việc lấp cửa động Hua Mạ còn đang là một bí mật và có nhiều cách lý giải khác nhau… Song theo người dân nơi đây thì động Hua Mạ từ lâu đã được gắn liền với một truyền thuyết dân gian…
Truyện kể rằng ở khu vực “Lèo Pèn” tiếng dân tộc có nghĩa là “Rừng Ma” nơi ma quỷ ngự trị. Tại lưng núi có một sơn động lạ. Ngày ngày, cứ buổi chiều tà, tiếng kêu hú từ phía động vọng ra khiến dân chúng trong vùng không ai dám lai vãng khu vực động.
Ngày đó có một vị tướng triều đình đi tuần qua, khi đến bờ sông Lèng thì trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay khi qua sông, cứ xuống đến nước ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó.
Cùng lúc đó từ phía “Lèo Pèn”, tiếng hú vọng ra. Thấy sự việc lạ, quan quân cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc họ đã cố thủ trong hang. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa hang, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt kỳ vỹ.
Trầm tích thời gian tạo nên những nhũ đá mang hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát và cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh đứng thành hàng, có nơi lô nhô mỏm đá như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan....
Từ đó người ta gọi sơn động “Lèn Pèn” là động Hua Mạ hay tiếng địa phương gọi là hang đầu ngựa, để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của mảnh đất và con người nơi đây.
Thác Nà Khoang - di tích danh lam thắng cảnh
Thác Nà Khoang nằm ở chân Đèo Gió, cạnh Quốc lộ 3, cách trung tâm thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn 6 km. Khu vực thác có diện tích khoảng 12 ha, là nơi hợp thành của 2 con suối lớn, đó là dòng suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88 m thì hợp thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác 4 tầng dài khoảng 600m, chiều rộng trung bình 15m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch. Phía trên thác còn có một hồ nước nhỏ trong xanh là địa điểm tắm lý tưởng cho những ai muốn tránh sự ồn ào, đắm mình trong thiên nhiên. Khu vực xung quanh thác chủ yếu là rừng tái sinh, có độ che phủ trung bình từ 75 đến 85%, về động vật có nhiều loài chim, sóc, bò sát, cá sinh sống. Cư dân ở đây đều là dân tộc Mông, Dao hiện đang lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống như trang phục, tín ngưỡng, các làn điện dân ca, dân vũ, tạo thêm sự đa dạng, phong phú làm sinh động môi trường văn hóa nơi đây.
Với phong cảnh đẹp, hấp dẫn, khí hậu mát mẻ, trong lành và có giá trị nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái, thác Nà Khoang đã được UBND tỉnh công nhận là di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh. Hiện nay, khu vực thác Nà Khoang đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Hải Hà đầu tư xây dựng một số hạng mục và khai thác phục vụ khách du lịch như xây kè, mở đường mòn theo hai bờ suối, đường đến bãi tắm, nhà ăn, nhà nghỉ tạm...; trong tương lai, sẽ đầu tư nâng cấp thành nhà nghỉ hiện đại, khu vui chơi thể thao giải trí lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ mát của du khách gần xa./.
Bản Pác Ngòi - điểm hẹn hấp dẫn của du khách
Đến với hồ Ba Bể du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mênh mông sông nước giữa núi rừng xanh thẳm với nhiều thảm thực vật quý hiếm và cảm nhận những nét nguyên sơ giữa đại ngàn, hay đi thăm thác Đầu Đẳng, ao Tiên, động Puông, đảo Bà Góa… du khách còn được “quyến rũ” bởi những nếp nhà sàn truyền thống của bản Pác Ngòi xã Nam Mẫu (Ba Bể) và ở đó du khách có thể được “chiêu đãi” bằng những nét bản sắc độc đáo của người Tày bản địa.
Bản Pác Ngòi có hơn 40 nếp nhà sàn truyền thống nằm nép mình bên triền núi nhưng được hiện hữu ngay bên hồ Ba Bể do đó càng làm tôn thêm vẻ đẹp của vùng du lịch sinh thái vốn nổi tiếng nới đây.
Thật lạ, trong khi ở nhiều địa phương khác những nếp nhà sàn truyền thống dần được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố, hiện đại thì tại đây bản Pác Ngòi vẫn còn đó những ngôi nhà sàn mang dáng vẻ nguồn gốc vốn có từ xưa. Theo chính quyền nơi đây cho biết: Người dân địa phương không xây dựng nhà cửa hiện đại không phải vì họ không có tiền mà là bởi họ muốn giữ gìn, bảo tồn vốn văn hóa của người Tày. Nếu không có những ngôi nhà sàn thì bản Pác Ngòi không còn là Pác Ngòi nữa.
Nên mang gì khi đến Bắc Kạn
Quần áo gọn gàng, mang giày dép đế thấp hay giày thể thao vì có thể di chuyển nhiều.
Mang theo nón, áo khoác, kem chống nắng, dầu gió, băng cá nhân, thuốc đau bụng, thuốc trị côn trùng cắn, kim, chỉ, kim băng.. đề phòng trường hợp bất ngờ.
Nên mang thêm tiền mặt vì hầu như rất ít thùng ATM.
Mang theo nón, áo khoác, kem chống nắng, dầu gió, băng cá nhân, thuốc đau bụng, thuốc trị côn trùng cắn, kim, chỉ, kim băng.. đề phòng trường hợp bất ngờ.
Nên mang thêm tiền mặt vì hầu như rất ít thùng ATM.
Các cung đường thường đi:
Hà Nội - Ba Bể - Cao Bằng - Thác Bản Dốc - Hang Pác Bó - Lạng Sơn, mất khoảng 4 ngày
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn– Tuyên Quang - Hà Nội (4 ngày).
Hay là chỉ dùng 1-2 ngày để đi từ Hà Nội - Bắc Kạn
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn– Tuyên Quang - Hà Nội (4 ngày).
Hay là chỉ dùng 1-2 ngày để đi từ Hà Nội - Bắc Kạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét