Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20, đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam.
Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.
Sự hình thành chùa Linh Phước ở Đà Lạt
Chùa được xây dựng vào năm 1949, hoàn thành vào năm 1952. Chùa đã qua 4 đời trụ trì là: Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 – 1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954 – 1956), Hòa thượng Thích Quảng Phát (1956 – 1959) và Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 – 1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị trụ trì từ năm 1985 đến nay.
Năm 1990, thầy Thích Tâm Vị đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa, Ngoi chánh điện có chiều dài 33m, chiều rộng 22m, được xây dựng quy mô. Trong điện, bảo tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni uy nghi thiền định trên tòa hoa sen. Hai bên tượng đức Phật là hai bức phù điêu Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bên trên hai hàng cột rồng khảm mảnh sành, là 12 bức phù điêu khảm miểng chén giới thiệu sự tích đức Phật Thích Ca.
Tổng quan về chùa Linh Phước
Mặt trước chánh điện là tháp Đa Bảo cao 27m. Hai bên tháp là hai lầu chuông, trống. Trong bảo tháp, có những bức phù điêu về sự hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, những bức phù điêu chạm nổi 500 vị La hán… Ở lầu Đại Bi, có tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
Bên phải bảo tháp là tổ đườn, tăng đường và vườn hoa. Cổng Văn Thù và Long Hoa viên ở bên trái ngôi chánh điện. Ở đây có hòn giả sơn dài 49m, rộng 1,3m. Vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia. Đầu rồng vươn cao hơn 7m che phủ tượng Bồ tát Di Lặc ở hòn giả sơn.
Đặc biệt, ở sân trước chùa có tháp chuông cao 36m, treo đại hồng chung nặng 8.500 kg, lớn nhất miền Trung và miền Nam. Đại hồng chung cao 4,38m, đường kính rộng 2,34m. Thân chuông được chạm nổi bốn chữ Linh Phước Tự Chung và nhiều tượng, chùa và hoa văn như: 16 vị Phật; 2 tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, 2 tượng Chuẩn Đề; 33 vị Tổ Thiền tông Ấn – Hoa; 48 tay cầm bửu bối của Bồ tát Quan Thế Âm; bài thần chú Quảng Bát; Bài kệ thỉnh chuông; Các cảnh chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Linh Phước (Đà Lạt) và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ); 4 mặt nguyệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông có 8 rồng chầu… Mùa nào, nhà chùa thỉnh chuông vào mặt nguyệt đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét