Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…
36 phố phường Hà Nội…, câu thơ dân gian ấy ai cũng thuộc. Nhưng 36 phố phường là những phố nào và có tự bao giờ ? Đó là điều không phải ai cũng biết.
Từ ngày vua Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô về Đại La ( 1010) , đặt tên Kinh đô là Thăng Long ( Rồng bay), thủ đô chia làm 2 khu vực: Khu vua ở và thiết triều gọi là Thăng Long Thành và khu dân cư nơi làm ăn buôn bán của mọi tầng lớp sĩ nông công thương. Dân quê gọi là phố Kẻ Chợ , vì mỗi phố sản xuất và bán một thứ sản vật nổi tiếng.
Khu dân cư này cũng có thành bao quanh, gọi là Thăng Long ngoại thành. Cả hai khu vực này được tổ chức thành một đơn vị hành chánh, gọi là phủ Ứng Thiên. Đến năm 1014 đổi là Nam Kinh. Sang đời Trần đổi là Trung Kinh , có 61 phường.
< Phố Lò Rèn ngày xưa.
Đến đời Lê , mới tổ chức lại thành 36 phường . Đến đời Hồ gọi là Đông Đô. Đến thời nhà Lê, sau chiến thắng quân Minh, đổi thành Đông Kinh.
Đến năm 1831, thời Minh Mạng, cái tên HÀ Nội mới ra đời , gồm 4 phủ: Hòa Đức ( tức Thăng Long cũ), Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân. Phủ Hòa Đức, Thăng Long cũ ấy chính là 36 phố phường xưa. 36 phường thời Lê ấy , lại chia thành 3 loại theo nghề nghiệp làm ăn:
< Phố Hàng Mắm xưa.
Thứ nhất là các phường làm nghề nông , vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngay nay như Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Hồ, Xã Đàn, Thịnh Quang…, rồi các phường buôn bán, phường thợ thủ công.
Với quá trình đô thị hóa, nhiều phường nông nghiệp biến thành phương buôn bán, như phường Giang Khẩu ( Hà Khẩu) ở ngay cửa sông Tô Lịch là một nơi nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, thuyền bè thương nhân trong và ngoài nước vào buôn bán, làm ăn.
< Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối Hàng Bạc.
Cạnh đó còn các phường buôn bán, thủ công mới hình thành nên nhiều phố Kẻ Chợ như hàng hàng The ( tơ , lụa, the ), hàng Vôi , hàng Giấy,v.v.. Đến thế kỷ thứ 18, thương nhân Hà Lan, Anh , Bồ Đào Nha , nhiều nhất là Hoa Kiều đã đến Hà Nội mở các tiệm cao lâu, các cửa hàng dịch vụ, buôn bán. Từ đó tạo hình thành 36 phố phường sầm uất.
< Phố Hàng Đồng.
Có bài ca dao ( có người gọi là bài thơ khuyết danh) nổi tiếng, giúp mọi người nhớ tên 36 phố phương xưa . Xin chép theo trí nhớ phục vụ bạn đọc, ai thấy có câu nào chưa đúng bổ sung để có một bài ca dao hoàn chỉnh:
< Phố Hàng Nón.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sau phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm ,Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ ,Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến , Hàng Than
Hàng Mã, Hàn Mắn, Hàng Ngang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, CẦu Đông
Hàng Buồn, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng BÈ
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The , Hàng Gà
Quanh đi đếïn phố Hàng Da
Trải xem phừơng phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
^ Phố Hàng Gai.
< Phố Hàng Khay toàn cảnh nhìn từ ngã tư Tràng Tiền.
Có lẽ đến thời gian giữa thế kỷ XVIII, bài ca dao mới ra đời , vì trong bài có đến Phố Mới, Phúc Kiến là những phố do người Phúc Kiến, Quảng Đông ( Trung Quốc ) sang buôn bán , rồi định cư ( đoạn phố Hàng Buồn, Hàng Ngang bây giờ) .Nhưng dù xưa như thế, nhưng đến khu phố cổ HÀ Nội bây gờ, theo bài ca dao, chúng ta cũng có thể đi đếm các tên phố đến ba thế kỷ rồi vẫn không thay đổi…
< Phố Hàng Đào.
Du lịch Ba mươi sau phố phường Hà Nội, tức là du lịch phố cổ Hà Nội . Đó là một tam giác phố cổ , cạnh thứ nhất giáp với Sông Hồng, từ Hàng Đậu đếïn Hàm Tử Quan. Canh thứ hai từ Hàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam. Cạnh thứ ba chạy từ Cửa Nam qua qua Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sủ đến Hàm Tử Quan. Khu 36 phố phường này tên phố gắn liền với tên mặt hàng sản xuất và buôn bán từ xưa đến nay. Ở khu này, những ngôi đình thờ tổ sư các nghề vẫn còn.
< Phố Hàng Đường.
Đa số nhà cổ lợp ngói âm dương, hình ống, với kiểu kiến trúc 3 gian hai chái, hay 5 gian, phát triển theo chiều dọc, sâu hun hút. Đây là Khu phố cổ nổi tiếng, đậm nét văn hóa HÀ Nội xưa đang được đầu tư ,nghiên cứu để bảo tồn ,gìn giữ.
Ngày nay, vào thời đổi mới, hội nhập , Hà Nội đã rộng gấp nhiều lần xưa kia, không ai nhớ hết phố mới Hà Nội bây giờ, nhưng 36 phố phường xưa thì không thể quên được và vẫn còn đó. Hiện UBND HÀ Nội đang vận động bà con phố nào thì kinh doanh đúng loại hàng đã thành tên phố, để thành mộtu thương hiệu riêng, phục vụ khách du lịch. Cho họ hiểu thêm văn hóa Hà Nội – Thăng Long, các gốc của văn hóa Việt Nam.
Du lịch, GO! - Theo Ngô Minh blog, Bao Toquoc, Bee...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét