Có một địa danh tôn giáo ở Đà Lạt mà không phải ai cũng biết, kể cả người Thiên Chúa giáo, thậm chí với người Đà Lạt chính hiệu. Đó là nhà thờ gỗ Cam Ly hay nhà thờ dân tộc. Khác với đa số nhà thờ Công giáo, nhà thờ Cam Ly không có thánh giá trên nóc, được xây dựng toàn bằng đá, gỗ với kiến trúc độc đáo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số miền cao. Tuy nhiên kiến trúc này được cách điệu với hai mái cao thật dốc lợp bằng 80.000 viên ngói thẳng do linh mục người Pháp Boutary và nhà thầu xây ..
Đó là nhà thờ gỗ Cam Ly hay nhà thờ dân tộc. Khác với đa số nhà thờ Công giáo, nhà thờ Cam Ly không có thánh giá trên nóc, được xây dựng toàn bằng đá, gỗ với kiến trúc độc đáo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số miền cao. Tuy nhiên kiến trúc này được cách điệu với hai mái cao thật dốc lợp bằng 80.000 viên ngói thẳng do linh mục người Pháp Boutary và nhà thầu xây dựng Nguyễn Thanh Hồ thực hiện từ năm 1960 -1968 mới hoàn thành.
Xây dựng xong nhà thầu còn chừa 8.000 viên ngói phòng sau này ngói hư hại vẫn còn ngói "zin" để thay. Tường được xây bằng đá xanh, thông trồng hai bên nên quanh năm nhà thờ mát lạnh kể cả những tháng hè khô hạn. Nhờ đó, dù là buổi trưa hay chiều, mùa đông hay mùa hè, bước vào nhà thờ bạn luôn có cảm giác mát lạnh. Đó là một trong những nét độc đáo đặc biệt về nhà thờ Cam Ly, nhà thờ dân tộc...
Điểm độc đáo thứ hai là những cửa sổ bằng kính mang từ nước ngoài vào Việt Nam... Nhà thầu cũng giữ lại một số cửa kính phòng khi bị bể có kính thay thế. Điểm độc đáo thứ ba là kiến trúc nhà thờ có sự pha trộn giữa kiến trúc phương Tây hài hòa với phong tục tập quán của người dân tộc miền núi.
Trên nóc mặt chính nhà thờ, Chúa Ba Ngôi được thay bằng ba ngôi sao lớn được phối bằng những tam giác kính màu. Tượng Chúa trên thập giá có ba đầu trâu từ lớn đến nhỏ sắp xếp phía dưới chân tượng trưng ba ngôi Thiên Chúa và cũng tượng trưng những lễ vật người dân tộc dùng tế lễ Yàng của họ.
Bên trong nhà thờ là những con thú biểu tượng tính cách của người dân tộc. Cọp biểu tượng sức mạnh; nai tượng trưng sự đơn sơ, giản dị; phượng hoàng biểu tượng lòng cao thượng; trâu vừa là bạn cày của người dân tộc vừa là lễ vật cúng tế Yàng... Tất cả nằm phần ngoài vách nhà thờ.
Tuy được xây dựng giữa thế kỷ 20 nhưng nhà thờ Cam Ly sở hữu những bức tượng cổ trên trăm năm. Một tượng bị đánh cắp vào thập niên 1970. Còn lại hai tượng: tượng Đức Mẹ bên trong nhà thờ được tạc tại Pháp từ thế kỷ 19 (năm 1875); bức tượng đen phía bên các nữ tu sinh sống cũng có số tuổi tương đương. Các bạn sẽ khám phá chính xác số tuổi khi đến tham quan nhà thờ với năm hoàn thành bức tượng được ghi phía dưới.
Đến đây bạn còn biết một cuộc sống khổ hạnh, hi sinh của các nữ tu dòng Đức Bà truyền giáo. Các sơ đã và đang nuôi dạy gần trăm em là con cái người dân tộc. Khi các bạn đến đồi Mai Anh, nhà thờ Domaine De Marie mua mứt, áo len... là các bạn chung tay với các sơ nuôi dạy những trẻ em nghèo người dân tộc ở Đà Lạt.
Tất cả tiền bán quà ở nhà thờ Domaine sẽ được chuyển đến các sơ trong nhà thờ dân tộc. Và những chiếc áo, chiếc khăn bằng len các bạn mua về làm quà cho bạn bè, người thân hay làm đẹp đường phố Sài Gòn vào những ngày lập đông trời se se lạnh... chính là sản phẩm của các em thiếu nhi dân tộc đang miệt mài tìm cho mình một cửa nhỏ vào đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét