Những chú chuột đồng ăn no lúa béo múp míp đã chín rộm vàng, thịt ăn thì thơm ngon nhưng nhìn không phải ai cũng dám thử, nhưng sau khi thưởng thức chắc chắn các bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ ngay đấy.
Nhờ vào tài chế biến của những đầu bếp dân dã, món chuột đồng bỗng trở nên thơm ngon một cách kì lạ. Ít ai biết được rằng món ăn CHuột Đồng được báo Anh vinh danh là 1 trong 10 món ăn đặc biệt . Hãy thử tìm hiểu món chuột đồng quay lu đất nhé
Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng mời gọi khách, ngoài món chuột hun khói vốn đã rất quen thuộc, thì món chuột đồng quay lu không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam bộ, chuột đồng vừa là món ăn vừa là đặc sản chỉ có khi tới mùa gặt. Thưởng thức chuột đồng người ăn sẽ cảm thấy mê mẩn và nhớ mãi không thôi.
Món chuột đồng quay vàng vô cùng bắt mắt với những gia vị được tẩm ướp vừa miệng khiến mọi người xuýt xoa khen ngợi, bạn sẽ vỡ òa cảm xúc khi nếm hương vị tuyệt vời của món ăn này. Nếu đã có đôi lần nếm thử chuột đồng chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi không thôi và muốn quay lại miền Tây để thưởng thức nó một lần nữa.
Hàng thịt chuột quay lu ở mảnh đất Đồng Tháp lúc nào cũng đông khách khi vào mùa lúa, chuột đồng là đặc sản. 8h sáng, hàng mới bắt đầu bắc lò. Trong lúc chờ, bạn có thể nhâm nhi uống tách trà và nghe chuyện người Đồng Tháp bắt chuột.
Chuột có nhiều loại, nhưng phải là những chú chuột sống ngoài đồng, ăn lúa mới dùng để quay, rán được vì thịt thơm, không bị hôi. Chuột để quay lu phải là những chú đã ăn no lúa chín, béo múp míp. Vì thế, chuột đồng sau mùa gặt béo múp là những chú chuột ngon nhất để quay lu.
Người dân sau mùa gặt quây đuổi chuột trên gò, giăng lưới để đôi khi lại đốt rơm hum khói. Có những con được thịt ngay giữa đồng bằng cách thui rơm để nhậu lai rai. Thịt chuột hun trong rơm rạ thơm mùi nắng, mùi sữa, ngon tuyệt.
Chuột bắt về khoảng 5 – 7 con/kg, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu. Chiếc lu này còn được gọi là mái đầm, tùy cỡ lu mà mỗi mẻ quay được khoảng từ 8 – 30 con. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng.
Khi gắp ra đĩa, nếu không bảo là chuột, dễ tưởng nhầm đó là một chú lợn “bao tử” vừa được quay. Mùi thơm hấp dẫn. Muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo được bày ra. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm. Không còn cảm giác ghê ghê ban đầu là ăn thịt chuột, chỉ thấy thịt chuột thật là ngon. Bởi thế, người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”.
Ngoài quay lu, chuột đồng còn được nướng hoặc hấp, nhưng quay lu có lẽ là ngon hơn cả và nhất định phải là chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét