Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.
Trước đây, Thành Nhà Mạc được quy định là đất sử dụng cho mục đích quốc phòng. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.
Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn, để khi đứng trong bóng tịch dương nhìn ngắm phong cảnh có một chút bâng khuâng nghĩ về lối xưa xe ngựa.
Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.
Những đoạn thành đứt quãng không đều nhau, cao thấp không bằng nhau, mặt đá phủ rêu màu đen pha một chút xám. Đất bên dưới thì màu đỏ sậm lẫn một ít sạn sỏi nhỏ.
Du khách muốn đến thành nhà Mạc xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 1A khoảng 154km sẽ đến thành phố Lạng Sơn hoặc đi tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Trung Quốc qua Lạng Sơn.
Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn, để khi đứng trong bóng tịch dương nhìn ngắm phong cảnh có một chút bâng khuâng nghĩ về lối xưa xe ngựa.
Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.
Những đoạn thành đứt quãng không đều nhau, cao thấp không bằng nhau, mặt đá phủ rêu màu đen pha một chút xám. Đất bên dưới thì màu đỏ sậm lẫn một ít sạn sỏi nhỏ.
Du khách muốn đến thành nhà Mạc xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 1A khoảng 154km sẽ đến thành phố Lạng Sơn hoặc đi tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Trung Quốc qua Lạng Sơn.
Nhà Mạc
Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung,sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, Vua Quỷ Vua Lợn ớn hèn, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lênhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huyđánh bại vào cuối năm 1592– tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.
Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677[1] tại khu vực Cao Bằng.
Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533.
Nhận định
Giành quyền
Nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren đánh giết lẫn nhau, các vua quỷ Uy Mục đế, vua lợn Tương Dực đế và Chiêu Tông đều không đủ năng lực cầm quyền, các quyền thần họ Trịnh, họ Nguyễn đều chứa chấp mưu đồ riêng, nông dân nổi dậy khởi nghĩa. Mạc Đăng Dung đã xuất hiện trong bối cảnh đó và chỉ trong chưa đầy 10 năm ông đã dẹp yên tình hình nước Đại Việt. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó[32]. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng sự thay thế nhà Lê của Mạc Đăng Dung là "hợp với đời và đạo"[33].
Nội trị
Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc không kém nhà Lê. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi nhà Hồ thay nhà Trần. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Sách Đại Việt Thông sử của Lê Quý Đôn phải thừa nhận Thái Tổ Mạc Đăng Dung "được lòng người hướng về". Sau khi Hiến Tông qua đời, các vua Mạc lên thay đều là ấu chúa, biến loạn trong ngoài rất nhiều nhưng nhà Mạc vẫn đứng vững. Ngoài năng lực của người phụ chính, hẳn phải có nền tảng là sự ủng hộ của nhân dân Bắc Bộ lúc đó. Việc họ Mạc tiếp tục cát cứ tại Cao Bằng, ngoài sự can thiệp của nhà Minh, nếu không được lòng người thì không thể tồn tại tới 80 năm[34].
Đặc biệt, nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, do đó dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn. Ngay cả khi cát cứ trên Cao Bằng, việc thi cử vẫn còn duy trì.
Một đặc điểm nữa là cả 5 đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đều gặp phải. Do đó thời Mạc không có việc phế lập, khuynh loát trong cung đình. Duy nhất vụ "bất đồng chính kiến" trong việc lập người thừa kế (Mạc Phúc Nguyên và Chính Trung) năm 1546 - 1551 đã bị đánh dẹp.
Ngoại giao
Về ngoại giao, một số nhà sử học lên án hành động tự trói mình, tạ tội, đầu hàng nhà Minh của Mạc Đăng Dung ở biên giới năm 1540, vì điều đó làm mất thể diện của nước Đại Việt. Nhưng cũng có người cho rằng trong bối cảnh lúc đó, việc này là bắt buộc không còn lựa chọn khác. Ở Thanh Hoá, nhà Lê đánh ra, tại Tuyên Quang,chúa Bầu họ Vũ chưa dẹp được. Phía bắc, nhà Minh uy hiếp. Kẻ thù nguy hiểm nhất chính là người phương Bắc. Có lẽ Mạc Đăng Dung không muốn lặp lại thảm kịch của nhà Hồ sau khi thay ngôi nhà Trần nên buộc phải hành động như vậy, vì nếu đối đầu, nhà Mạc chắc chắn sẽ thất bại. Các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm này còn cho rằng, chính vì hổ thẹn và suy sụp sau hành động này mà Mạc Đăng Dung, vốn đã cao tuổi, nên ốm và mất không lâu sau đó. Sự nhẫn nhục của Mạc Đăng Dung không những trực tiếp cứu nhà Mạc mà còn gián tiếp cứu nhà Lê trung hưng, bởi nếu nhà Mạc bị nhà Minh diệt như nhà Hồ thì nhà Lê cũng sẽ bị nhà Minh diệt như nhà Hậu Trần[35].
Sau khi thất thế, nhà Mạc tiếp tục dựa vào ảnh hưởng của nhà Minh để tồn tại ở Cao Bằng, nhưng tuyệt nhiên không mượn quân nhà Minh. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, đại thần Mạc Ngọc Liễn (vốn là người khác họ được cải họ vua) trước khi mất tại Trung Quốc đã dặn lại vua tôi họ Mạc rằng:
- "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng... Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại nỡ thế!... Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng"
Các đời sau họ Mạc đã làm đúng như Mạc Ngọc Liễn dặn lại. Thua trận, phải rời khỏi ngôi cai trị nhưng không cố giành giật lại bằng mọi giá, điều đó nhà Mạc hơn nhàHậu Lê, nhà Nguyễn sau này.
Chính thống
Nhà Mạc cuối cùng bị mất ngôi khi nhà Lê hồi phục nhờ sức quyền thần nên các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách.Do sự chi phối quan điểm của nhà Lê và nhà nguyễn, Nhà Mạc bị gọi là "ngụy triều". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những gì nhà Mạc đã làm, đây thực sự là một vương triều tuy thời gian tồn tại ngắn, nhưng có vai trò tích cực nhất định trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê dù thắng trận nhưng về thực chất thì không còn, cơ nghiệp nhà Lê trung hưng thực ra là cơ nghiệp họ Trịnh.
Giáo sư sử học Văn Tạo trong bài viết "Nhà Mạc và vấn đề ngụy triều" đã vạch rõ: Họ Trịnh và họ Nguyễn lấy tiếng là giúp nhà Lê nhưng thực ra là lo làm lợi cho mình. Họ Trịnh phù Lê nhưng lại phế truất và giết các vua Lê. Họ Nguyễn phù Lê nhưng chỉ lo phát triển cơ đồ riêng và cái cớ chống họ Trịnh. Giáo sư Tạo nhấn mạnh: "Mạc là ngụy công khai, Trịnh Nguyễn là ngụy giấu mặt"[37].
Cách nói "nguỵ" cũng chỉ là theo quan điểm của các sử gia thời phong kiến. Các nhà sử học ngày nay đã thay đổi quan điểm này và nhà Mạc đã được nhìn nhận như một triều đại bình đẳng với các triều đại "chính thống" khác.
Nguyên nhân thất bại
Lực lượng chống đối nhà Mạc, cụ thể là lực lượng nhân danh nhà Lê, những người ủng hộ nhà Lê còn mạnh. Vấn đề chính thống chỉ có một vai trò nhất định, vì Nam triều hay Bắc triều đều có lý lẽ của mình. Bắc triều dù là người đi cướp ngôi, nhưng từ Lê Uy Mục, nhân dân đã chán ghét nhà Lê. Nam triều dù đã mất uy tín nhưng với một bộ phận nhân dân, nhất là vùng "căn bản" quê hương nhà Lê (Thanh Hoá) trở vào còn nhớ công lao đánh quân Minh của nhà Lê. Do đó, khi yếu tố chính trị không đóng vai trò quyết định thì vấn đề nhân sự sẽ quyết định.
Theo giáo sư Văn Tạo, về chính trị và kinh tế, tuy nhà Mạc đã khiến đất nước giàu mạnh lên trong thời kỳ đầu, nhưng địa bàn hoạt động của nhà Mạc bị bó hẹp, kẹp giữa một bên là nước lớn Trung Quốc, một bên là Nam triều trỗi dậy cùng tư tưởng "hoài Lê", không có điều kiện mở rộng như các chúa Nguyễn ở phía Nam sau này[38].
Bản thân các tập đoàn chống Mạc đã có những chính sách phù hợp và lực lượng nhân sự đủ tài năng để đối phó với nhà Mạc nên trong một thời gian dài Nam triều đứng vững trước các cuộc tấn công của nhà Mạc. Thời hậu kỳ (sau khi Mạc Kính Điển chết), nhà Mạc không còn lực lượng nhân sự đủ mạnh, nhất là vua Mạc Mậu Hợp không đủ năng lực và phạm phải sai lầm nên đã thất bại về quân sự. Trong cuộc chiến trường kỳ đó, khi đã thất bại về quân sự thì chính trị của nhà Mạc cũng trở nên yếu thế trước khẩu hiệu "phù Lê" và nhà Mạc thành kẻ bại trận cuối cùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét