Quán Bar Gió và Nước (Bình Dương)

Khoảng 1 năm trở lại đây, công trình cafe Gió và Nước tại số 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc bởi thiết kế độc đáo. Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự.
Chàng KTS trẻ với khuynh hướng kiến trúc “tranh tre nứa lá” này, sau thành công vang dội cả ở trong và ngoài nước với Café Gió và nước lại gây bất ngờ lớn với Bar “Gió và nước”. Quán bar này đã giành giải Nhì (không có giải Nhất) trong Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2008, vừa được công bố ngày 8/2 vừa qua.


Quán bar wNw với kiến trúc mái vòm đặc biệt, hoàn toàn bằng tre đã "xuất hiện" tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đây là công trình thân thiện với môi trường, không cần máy điều hòa vẫn tạo được không khí mát mẻ.
Công trình Bar “Gió và nước” nằm trên khuôn viên đất rộng 5.000 m2, đã được hoàn thiện trong vòng 3 tháng, từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008.
Công trình này có thể chứa được 150 người, dùng làm quán bar, hoặc nơi tổ chức sự kiện, hội thảo...

Đây là công trình thứ hai của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa ứng dụng nguyên tắc khí động học và xây dựng bằng tre, sauwNw Cafe hoàn thiện năm 2005, từng nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, điểm độc đáo của công trình mới này là hệ kết cấu vòm, cao 10 m và vượt nhịp tới 15 m.

"Thi công một công trình bằng tre vượt nhịp lớn là một đột phá về kỹ thuật nhưng lại có khả năng nhân rộng vì đã được đơn vị hóa, dễ tháo lắp, tái sử dụng cao, có thể giải quyết vấn đề sơ tán cư dân khi có thiên tai lớn xảy ra, cũng có thể dành cho mục đích kinh doanh", tác giả cho biết.
Ngoại trừ phần nền móng, công trình hoàn toàn không sử dụng sắt thép mà chỉ là tre (cho hệ khung chính) và vọt (lợp mái), hai loại cây sinh sản nhanh, có thể khai thác ở nhiều vùng miền, vừa rẻ, lại vừa thân thiện với môi trường. Vật liệu được ngâm bùn và hun khói theo phương pháp dân gian giúp kéo dài tuổi thọ.

Quy mô Bar Gió và nước tuy nằm trong khuôn viên quán café nói trên, nhưng tính kỹ thuật và quy mô kết cấu của nó lại lớn hơn. Công trình này làm bằng tre và không có cột, nhưng vòm của nó lại tới 15m. Khổ vòm như vậy là rất lớn, phải là một kỹ thuật rất hiện đại mới có thể thực hiện được. Không những kỹ thuật khó, mà các cấu kiện của công trình này còn được chế tạo và lắp ghép như các chi tiết của một cỗ máy. Sau khi được sản xuất ở nhà xưởng, chúng mới được mang ra “lắp ghép” trên thực địa.

Điều đặc biệt nữa của quán bar là hệ thống làm mát tự nhiên ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình nằm trên một hồ nước nhân tạo, sử dụng gió và khả năng làm mát không khí từ hồ nước, thông qua những cửa sổ sát mặt nước. Trên đỉnh mái có một lỗ hở với đường kính 1,5 m. Không khí nóng bên trong sẽ được hút lên cao và thoát ra bên ngoài. Khi nhiệt độ ngoài trời

Việc dùng tre và thi công theo dạng lắp ráp sẽ tiết kiệm chi phí, nhân công và thời gian, cùng với việc không sử dụng máy điều hòa nên sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi đầu tư và cả vận hành.
Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: “Bar Gió và nước với những kiến trúc đơn sơ mà tinh tế, những vật liệu rẻ tiền mà bền vững, giàu sức biểu cảm, những bài trí tiết kiệm mà tiện nghi, ấm cúng”.
Share on Google Plus

About Nhật Minh Nghiêm

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét